Đáo hạn ngân hàng

Đáo hạn là gì? Không được đáo hạn khi chưa đọc bài này

Bên cạnh việc đảo nợ ngân hàng, còn một thuật ngữ khác nữa mà bạn cần phải nắm là đáo hạn ngân hàng. Tuy nhiên, về bản chất đáo hạn và đảo nợ là 2 điều hoàn toàn khác nhau. Một bên mang hàm ý tiêu cực, một bên mang ý nghĩa tích cực.

Xem thêm: Đảo nợ là gì? Có bị Nhà nước cấm không và cần lưu ý gì?

Đáo hạn là gì?

Đáo hạn là hình thức gia hạn khoản vay hiện tại của bạn thêm một khoản thời gian nữa. Thuật ngữ chuyên ngành này dùng rất nhiều trong đáo hạn các khoản vay thế chấp của doanh nghiệp.

Ví dụ: Doanh nghiệp A đang có khoản vay 2 tỷ bằng thế chấp bất động sản của doanh nghiệp. Thời gian vay là 12 tháng. Tuy nhiên, đến thời gian gần hết tháng 12 và doanh nghiệp cảm thấy rằng cần chuyển khoản vay này sang một chu kỳ mới 12 tháng nữa. Việc chuyển khoản vay cũ 12 tháng sang một khoản vay mới cũng 12 tháng nữa gọi là đáo hạn khoản vay.

Các hình thức đáo hạn ngân hàng?

Hiện nay, trong ngành tài chính ngân hàng hoặc khách hàng tiếp xúc thực hiện giao dịch thường xuyên với ngân hàng sẽ nghe rất nhiều các thuật ngữ liên quan đến đáo hạn. Do đó, dưới đây mình xin liệt kê ra 4 loại đáo hạn tiêu biểu mà bạn cần nắm:

1. Đáo hạn khoản vay

Đáo hạn khoản vay ngân hàng
Đáo hạn khoản vay ngân hàng

Đáo hạn khoản vay là một hình thức gia hạn khoản vay sắp hết thời gian cho vay sang một khoản vay mới với một khoản thời gian tương đương hoặc khác nhau tuỳ vào thoả thuận của doanh nghiệp với ngân hàng.

Trong các loại đáo hạn thì đáo hạn khoản vay tốn nhiều giấy in và quy trình nhiều nhất của ngân hàng. Vì khoản vay này thường là các khoản vay có thế chấp tài sản đảm bảo cho khoản vay. 

Chính vì có tài sản nên sẽ liên quan đến phòng công chứng, cơ quan chứng nhận giao dịch đảm bảo, bên thế chấp, bên vay và bên cho vay.

2. Đáo hạn sổ tiết kiệm

Sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm

Đáo hạn sổ tiết kiệm là thuật ngữ để mô tả rằng bạn đang có sổ tiết kiệm sắp hết thời gian gửi. Vào bạn tiến hành tái tục sổ tiết kiệm đó chuyển sang một kỳ hạn gửi mới. Đó gọi là đáo hạn sổ tiết kiệm.

Đáo hạn sổ tiết kiệm là quy trình đơn giản nhất cho cả người gửi tiền và cả ngân hàng trong 4 loại đáo hạn. Bạn chỉ việc mang sổ tiết kiệm, CMND ra và nhờ nhân viên ngân hàng thực hiện đáo hạn thôi. 5 phút là thực hiện xong.

3. Đáo hạn thẻ tín dụng

Rút tiền thẻ tín dụng
Rút tiền thẻ tín dụng

Đáo hạn thẻ tín dụng là việc bạn trả toàn bộ số tiền nợ trong kỳ trước, sau đó thực hiện rút ra lại số tiền tương ứng thông qua máy POS. Số tiền này bằng với số tiền thanh toán tối đa mà trên sao kê thẻ tín dụng hàng tháng gửi về cho bạn qua email, SMS, hoặc trên ứng dụng banking của ngân hàng.

Đáo hạn thẻ tín dụng thực chất cũng giống như đáo hạn khoản vay. Vì bản chất thẻ tín dụng là bạn đang vay ngân hàng một số tiền để chi tiêu. Tuy nhiên, vì số tiền này nhỏ và không thế chấp nên quy trình thực hiện đơn giản hơn nhiều. 

Nhưng có một điều các bạn cần phải lưu ý, đáo hạn thẻ tín dụng là một hình thức bị cấm tại Việt Nam. Người cung cấp dịch vụ đáo hạn và người đáo hạn cũng được xem như là vi phạm pháp luật.

Việc đáo hạn thẻ tín dụng được thực hiện bằng thoả thuận của chủ thẻ và nơi cung cấp dịch vụ đáo hạn thẻ. Ngân hàng không tham gia cũng như không bao giờ cung cấp dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng này.

4. Đáo hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ

Đáo hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là đề cập đến khoản thời gian hết hạn của hợp đồng.

Ví dụ như bạn đăng ký mua gói bảo hiểm nhân thọ vào năm 2010, hợp đồng bảo hiểm này có hiệu lực 10 năm. Đến năm 2020 là thời điểm đáo hạn bảo hiểm nhân thọ. Lúc này, bảo hiểm sẽ chi trả lại các quyền lợi mà trước đó công ty bảo hiểm đã ký kết với bạn. Còn việc bạn có tiếp tục mua gói bảo hiểm mới hay không là quyền của bạn.

Các phương thức đáo hạn hiện nay

Tại mục này, MoneyHub xin đề cập đến đáo hạn khoản vay. Vì đáo hạn sổ tiết kiệm, đáo hạn thẻ tín dụng, đáo hạn hợp đồng bảo hiểm đơn giản. Được thực hiện và giải quyết trong ngày nên mình xin không đề cập.

Dưới đây là các phương thức đáo hạn khoản vay mà các bạn đi vay thường dùng nhất:

1. Đáo hạn tại chổ

Đáo hạn tại chổ là việc ngân hàng đang vay khoản cũ và chuẩn bị vay khoản mới là cùng một ngân hàng. Lúc này, phía ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của bạn rồi mới quyết định thực hiện đáo hạn khoản vay.

Một số ngân hàng cho phép bạn không cần phải chuẩn bị tiền trước để đắp vào. Tuy nhiên, một số ngân hàng khó hơn đề nghị bạn nạp tiền vào, sau đó vay khoản mới giải ngân ra trả lại cho bạn.

2. Đáo hạn chuyển đi vay ngân hàng khác

Bạn đang cân nhắc muốn chuyển khoản vay tại ngân hàng A sang vay tại ngân hàng B vì ngân hàng B đang có nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, phí hay chỉ đơn giản là bạn không thích làm việc với ngân hàng cũ nữa.

Lúc này, hành vi đó được gọi là đáo hạn chuyển đi vay ngân hàng khác.

3. Đáo hạn bằng vay tiền nóng bên ngoài

Phương thức này thường bổ trợ cho 2 phương thức trên. Như mình có đề cập là bạn phải chuẩn bị tiền trước để đắp vào, sau đó ngân hàng mới giải ngân khoản vay mới ra.

Để có tiền đắp vào khoản vay cũ, bạn phải vay mượn bên ngoài từ người thân, bạn bè hay đối tác gì đấy. Và dễ vay nhất là đi vay tiền lãi ngày bên ngoài, đồng thời lãi suất cũng cao nhất luôn. Tầm 0.3% – 0.5%/ngày, nếu vay 1 tỷ thì ngày mất 3 triệu đấy.

Vẫn có một số trường hợp chuyển hẵn từ vay ngân hàng sang vay bên ngoài luôn. Tuy nhiên, mình không khuyến khích các bạn thực hiện việc này vì dễ lâm vào con đường bễ nợ.

Điều kiện đáo hạn ngân hàng là gì?

  • Khoản vay trước của bạn thanh toán tốt, đúng hạn.
  • Tài sản vẫn còn giá trị đảm bảo cho khoản vay. Tức là không bị nhà nước thu hồi hay xảy ra tranh chấp mà không thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo được.
  • Năng lực tài chính của doanh nghiệp vẫn còn khả năng thanh toán hoặc có thể ngân hàng đánh giá việc đi xuống trong kinh doanh của doanh nghiệp chỉ là tạm thời và hoàn toàn có khả năng vực dậy.
  • Các giấy tờ pháp lý vẫn còn nguyên giá trị như CMND, Hộ khẩu, KT, Tạm trú, Độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn.
  • Không phát sinh nợ xấu nào tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.

Thủ tục, hồ sơ chuẩn bị để đáo hạn ngân hàng?

Giấy tờ nhân thân, pháp lý: 

  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, Sổ hộ khẩu còn hiệu lực của người đại diện pháp luật.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp….

Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính:

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm cả báo cáo thuế và báo cáo nội bộ.
  • Hoá đơn VAT đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp.
  • Hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp đã ký kết trong 12 tháng gần nhất.

Nếu là cá nhân chỉ cần hợp đồng lao động, sao kê tài khoản nhận lương hoặc các giấy tờ chứng minh tương đương khác.

Giấy tờ pháp lý của tài sản đảm bảo:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Hoặc Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô
  • Hoặc các giấy tờ có hiệu lực tương đương khác.

Quy trình đáo hạn ngân hàng chuẩn

Tại bước này, mình cũng chỉ đề cập đến đáo hạn khoản vay chứ không đề cập đến các hình thức còn lại.

Xem thêm quy trình đáo hạn thẻ tín dụng: Tại đây

Thời gian cần thiết: 3 ngày

Mỗi ngân hàng sẽ có một quy trình khác nhau về đáo hạn khoản vay nhưng nhìn chung vẫn là các bước sau đây:

  1. Tìm ngân hàng cho vay

    Hãy tìm kiếm một ngân hàng đồng ý cho bạn vay, có thể là ngân hàng cũ hoặc ngân hàng mới. Nếu có văn bản đồng ý cho vay thì càng tốt.

  2. Làm hồ sơ vay trước

    Bổ sung đầy đủ giấy tờ để bổ sung cho khoản vay

  3. Xoay tiền bỏ vào để tất khoản khoản vay cũ

    Bạn đưa tiền vào trả hết cho khoản vay cũ. Tiền này có thể của bạn, có thể của ngân hàng hoặc cũng có thể từ vay từ bên ngoài.

  4. Ngân hàng tiến hành giải chấp tài sản

    Tức là sẽ xoá thế chấp không còn vay nữa.
    Một số nơi không cần xoá thế chấp cũ, chỉ cần thế chấp bổ sung được thì không cần thực hiện bước 3,4.

  5. Đăng ký thế chấp cho khoản vay mới

    Tiến hành ký giấy tờ công chứng đảo bảo thế chấp cho khoản vay mới.

  6. Nhận tiền giải ngân

    Xong bước 5 thì ngân hàng sẽ giải ngân tiền ra cho bạn.

  7. Trả tiền nơi bạn đã mượn

    Nhanh chóng trả lại số tiền mà bạn đã mượn ở bước 3.

Câu hỏi thường gặp khi đáo hạn ngân hàng

Khi nào thì tiến hành đáo hạn?

Nên chuẩn bị trước 30 ngày của ngày hết hạn hợp đồng tín dụng.

Phí đáo hạn là bao nhiêu?

Mỗi ngân hàng có một quy định khác nhau về mức phí. Nhưng mặt bằng chung tầm vài triệu.

Đáo hạn thường mất bao lâu?

Tối thiểu là 1 ngày. Nhưng thông thường thì mất tầm 3 – 5 ngày để hoàn tất 1 hồ sơ đáo hạn.

Nợ xấu có được đáo hạn không?

Không. Bạn nên thực hiện đảo nợ trước khi phát sinh nợ xấu trên CIC.

Xin chào các bạn, mình là Hà Linh. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính cá nhân. Mình ở đây để chia sẻ những kinh nghiệm mà mình đã và đang trải qua về tài chính.

Đăng ký
Notify of
guest

0 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Nhiều bình chọn nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận