áp dụng t0 trong chứng khoán

Tạo sao chứng khoán Việt Nam chưa áp dụng T0?

Chứng khoán Việt Nam bao năm qua vẫn cứ mãi loay hoay trong việc thử nghiệm, thực hiện rồi lại thử nghiệm T0 liên tục nhưng vẫn chưa thể áp dụng được T0. Nhiều nhà đầu tư than trời vì những thứ oái ăm liên quan đến T+2, T+3 gây thiệt hại nhiều cho nhà đầu tư. Vậy tại sao chứng khoán Việt Nam vẫn chưa áp dụng T0?

Giải thích về thuật ngữ T0, T+2, T+3

Trước hết, mình sẽ giải thích một số thuật ngữ liên quan đến T+0, T+2, T+3 cho những ai chưa nắm có thể tham khảo qua. Còn nhà đầu tư nào đã biết rồi có thể kéo xuống xem phần tiếp theo.

  • T0 được hiểu là sáng nhà đầu tư mua cổ phiếu và chiều thì có thể bán được ngay. Tức là không cần phải chờ đợi cổ phiếu về như hiện tại.
  • T+2 được hiểu là khi bạn bán cổ phiếu của bạn ngày hôm nay thì tiền bán được sẽ không chảy vào tài khoản của bạn ngay. Mà bạn phải chờ 2 ngày sau tiền mới về tài khoản của bạn, tuy nhiên bạn vẫn có thể ứng trước tiền bán nếu cần thiết.
  • T+3 được hiểu là khi bạn mua một mã cổ phiếu nào đó, đến ngày thứ 3 sau đó mã cổ phiếu bạn mua về tài khoản thì bạn mới có thể bán được. Chắc bạn còn mông lung, để mình lấy ví dụ cho các bạn dễ hiểu.

Ví dụ: Thứ 2 đầu tuần bạn dùng 10 triệu để mua 1000 mã cổ phiếu POW, chiều hôm đó bạn không bán được ngay mã cổ phiếu đó mà bạn phải chờ hàng về mới có thể bán được. Thí lúc này, Thứ 2 được hiểu là T+0, Thứ 3 là T+1, Thứ 4 là T+2.

Chiều ngày Thứ 4 (T+2) hàng mới về tài khoản, thường sẽ sau 15h nhưng lúc này thị trường chứng khoán đã đóng cửa do hết giờ giao dịchDo đó, qua Thứ 5 (T+3) thì bạn mới có thể mang hàng ra bán được.

Nhưng khi bạn bán cổ phiếu chờ tiền về thì khác, ví dụ như Thứ 2 bạn bán thì chiều Thứ 4 (T+2) tiền đã về tài khoản ngân hàng của bạn rồi và có thể rút tiền ra được. Không cần phải chờ Thứ 5 (T+3) mới có thể sử dụng được.

Lưu ý:  Ngày T không bao gồm các ngày Thứ 7, Chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ Tết.

Tại sao Việt Nam chưa áp dụng T0 trong giao dịch?

Không phải là cấp lãnh đạo các sàn giao dịch không muốn áp dụng T0 cho thị trường chứng khoán Việt Nam mà do tồn tại một số lý do sau đây:

Lý do 1: Tư duy nhà đầu tư chưa đúng

Thẳng thắng mà nói thì tư duy của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất nặng tính chất đầu cơ. Tư duy của con bạc rất lớn nên nếu áp dụng T0 cho thị trường chứng khoán Việt Nam thì tuần suất giao dịch là rất lớn. Họ sẽ mua và bán liên tục trên mỗi ngày. Khi đó, sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư mới vào nữa và làm cho các ngành nghề khác thiếu người tham gia hoạt động sản xuất, tạo ra của cải vật chất.

Hơn nữa, điều này sẽ dễ làm cho tâm lý dòng tiền quá lớn dẫn đến các mã cổ phiếu tăng nóng và đổ vỡ bong bóng. Chỉ khi nào tư duy của nhà đầu tư về lại đúng bản chất của vấn đề mua cổ phiếu là góp vốn vào doanh nghiệp, tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội thì chứng khoán Việt Nam đáp ứng được yếu tố cần nếu áp dụng T0.

Lý do 2: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được

Đây là điều mà đáng lẽ chúng ta có thể làm được nhưng không hiểu sao vẫn cứ mãi loay hoay dùng công nghệ cơ sở hạ tầng cũ. Như mình có nói ở trên, nếu áp dụng T0 thì dòng tiền đổ vào rất lớn, tần xuất giao dịch của mỗi nhà đầu tư có thể tăng lên gấp 3 thậm chí là gấp 10 lần so với thông thường.

Và cơ sở hạ tầng ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được khối lượng giao dịch cũng như số lượng giao dịch quá lớn như thế. Điều này sẽ gây ra tình trạng nghẽn lệnh liên tục cho thị trường chứng khoán.

Các nước khác trên thế giới có áp dụng T0 không?

Mình không tìm được dữ liệu rằng trên thế giới có nước nào đang giới hạn T+2 như Việt Nam không nhưng các quốc gia ở châu Âu và Mỹ thì chắc chắn đang áp dụng T0 trên thị trường của nước họ rồi. Vì theo đúng bản chất của thị trường chứng khoán thì phải cho phép nhà đầu tư có thể mua và bán ngay trong ngày.

T0 quan trọng như thế nào cho TTCK?

Việc áp dụng T0 sẽ góp phần tăng thanh khoản của thị trường tăng lên gấp nhiều lần chứ không còn loanh quanh ở mức dưới 1 tỷ USD/ngày như hiện tại.

Thứ hai, T0 sẽ giúp cho thị trường minh bạch và không làm cho nhà đầu tư kẹt hàng T+3 như hiện tại nữa. Nhờ đó sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán trở lại.

Thứ ba, việc áp dụng T0 một phần cũng giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được nâng hạng, thu hút được vốn ngoại nhiều hơn.

Bao giờ Việt Nam áp dụng T0?

Ông Lê Hải Trà, Tổng giám đốc HoSE
Ông Lê Hải Trà, Tổng giám đốc HoSE

Như các bạn cũng đã biết thì đầu năm 2021, chúng ta có một gói thầu về việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin KRX, đây là một gói thầu với nhà thầu Hàn Quốc trị giá 600 tỷ đồng. Nhầm triển khai nâng cấp vận hành hệ thống, đáp ứng được từ 3 – 5 triệu giao dịch/ngày. Trong đó, việc bán khống và áp dụng T+0 là một phần trong gói thầu này.

Theo đại diện của sàn giao dịch HoSE thì dự kiến quý 2/2022 sẽ có thể triển khai được. Tuy nhiên, đến nay thì vẫn chưa thấy động tĩnh gì chỉ mong chờ sẽ triển khai chậm nhất là cuối năm 2022.

Nhà đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Rất mong là với những kiến thức mà mình chia sẻ có thể giúp được phần nào cho những nhà đầu tư mới.

Đăng ký
Notify of
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận