Chỉ số P/B là gì?

Chỉ số P/B là gì? Chỉ số P/B của doanh nghiệp bao nhiêu là tốt?

Trong đầu tư chứng khoán mỗi nhà đầu tư thông minh sẽ phải biết đánh giá được giá trị của cổ phiếu. Từ những đánh giá đó sẽ có những quyết định đầu tư đúng đắn và mang đến hiệu quả nhất. Và một trong những chỉ số giúp bạn có được những đánh giá chuẩn xác về giá trị cổ phiếu là P/B. Vậy chỉ số P/B là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số P/B ra sao? Thông tin quan trọng về chỉ số P/B sẽ giúp ích cho nhà đầu tư trong quá trình phân tích và đánh giá giá trị cổ phiếu.

Chỉ số P/B là gì?

Price to Book Value Ratio còn được viết tắt là P/B. Đây là một chỉ số được sử dụng để đánh giá giá trị của cổ phiếu. Theo đó, dựa vào chỉ số P/B nhà đầu tư sẽ so sánh được giá trị thực tế của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của chính cổ phiếu đó. Trong quá trình đầu tư, việc hiểu hết được giá trị của mỗi cổ phiếu là cực kỳ quan trọng.

Chỉ số P/B là một trong những chỉ số được nhà đầu tư tin tưởng và sử dụng. Chỉ số P/B sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: GNP, GDP, lạm phát, lãi suất, ngành nghề kinh doanh, mức độ an toàn về mặt tài chính, lợi nhuận, doanh thu, tốc độ tăng trưởng… Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số P/B. Cũng chính vì vậy mà chỉ số P/B sẽ thể hiện rất nhiều thông tin khác nhau.

Nhờ có chỉ số P/B mà nhà đầu tư sẽ biết được giá trị chuẩn xác nhất của cổ phiếu là gì, cổ phiếu đó có thấp hay cao hơn giá trị thực hay không. Chính bởi vậy mà chỉ số P/B được nhà đầu tư quan tâm mỗi ngày trước khi thực hiện việc mua hay bán bất kỳ loại cổ phiếu nào.

Chỉ số P/B có ý nghĩa gì?

Thị trường chứng khoán là một thị trường rộng lớn về mọi mặt. Để làm chủ được sự đầu tư cũng như đảm bảo dòng tiền hiệu quả nhất thì bạn cần phải hiểu rõ được những yếu tố liên quan. Và chỉ số P/B là một trong những chỉ số quan trọng giúp bạn đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu. Thông qua chỉ số P/B bạn sẽ biết được giá trị thực của cổ phiếu, biết được giá của cổ phiếu đang thấp hơn hay cao hơn so với giá trị ghi sổ.

Trong thị trường chứng khoán, chỉ số P/B đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó, chỉ số P/B sẽ có sự chênh lệch cao và thấp. Cụ thể:

  • Chỉ số P/B thấp: Nếu chỉ số P/B thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp có tình hình kinh doanh không mấy khả quan. Dựa vào đó mà những nhà đầu tư chỉ có thể bỏ ra một khoản tiền thấp để mua cổ phiếu này. Ngoài ra, chỉ số P/B của cổ phiếu thấp cũng có thể thể hiện tình trạng doanh nghiệp đang trong quá trình phục hồi sau khủng hoảng. Khi kết quả kinh doanh có sự khởi sắc thì chắc chắn giá trị cổ phiếu ghi trên sổ sách cũng sẽ tăng nhanh. Trong hai trường hợp này thì cổ phiếu sẽ bị định giá thấp hơn so với giá trị thực. Khi nhà đầu tư quyết định mua những cổ phiếu này sẽ rất có lợi bởi trong tương lai có thể sẽ thu về nhiều lợi nhuận.
  • Chỉ số P/B cao: Nếu có chỉ số P/B thì chứng tỏ cổ phiếu đang có nhiều kỳ vọng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có cổ phiếu với chỉ số P/B cao cũng sẽ dự báo cho việc tình hình kinh doanh trong tương lai sẽ tốt hơn rất nhiều. Đối với những cổ phiếu này thì nhiều nhà đầu tư sẽ không tiếc một số tiền lớn để được sở hữu chúng.

Dựa vào thông tin của chỉ số P/B mà nhà đầu tư sẽ biết được cổ phiếu này có kỳ vọng hay không. Từ đó sẽ có những tính toán chuẩn xác cho việc mua hay bán. Đặc biệt việc đánh giá được chỉ số P/B cũng giúp bạn hạn chế được những rủi ro trong quá trình đầu tư chứng khoán.

Cách tính chỉ số P/B đơn giản nhất

Chỉ số P/B đóng vai trò quan trọng và giúp nhà đầu tư có được quyết định mua hay bán chuẩn xác nhất. Do vậy để có thể tính toán được chính xác chỉ số P/B bạn cần xác định được những thông số sau: Giá trị thị trường của cổ phiếu, giá trị ghi sổ của cổ phiếu, vốn hóa công ty, vốn hóa của chủ sở hữu. Những thông số trên được xác định thì bạn có thể tính chỉ số P/B như sau:

P/B = Giá trị thị trường của cổ phiếu / Giá trị ghi sổ của cổ phiếu

Trong đó,

  • Giá trị thị trường của cổ phiếu là giá của một cổ phiếu được giao dịch trên thị trường.
  • Giá trị ghi sổ của cổ phiếu = (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Ưu nhược điểm của chỉ số P/B là gì?

Có rất nhiều chỉ số mà bạn có thể sử dụng để đánh giá giá trị của một cổ phiếu. Hiểu được chỉ số P/B là gì bạn sẽ biết được có nên sử dụng chỉ số này để đánh giá giá trị cổ phiếu hay không. Theo đó, chỉ số P/B có những ưu nhược điểm như:

Ưu điểm của chỉ số P/B

  • Chỉ số P/B khá chuẩn xác khi định giá cho những công ty, doanh nghiệp, tổ chức sở hữu nhiều tài sản. Đặc biệt là những công ty có khả năng thanh khoản cao cũng được thể hiện thông qua chỉ số P/B. Ví dụ như một số doanh nghiệp về ngân hàng, bảo hiểm…
  • Chỉ số P/B không bao giờ có giá trị âm nên chúng rất được tin tưởng trong quá trình định giá các doanh nghiệp, công ty làm ăn thua lỗ.
  • Nếu chỉ số EPS khó nhận định thì chỉ số P/B sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả hơn bởi nó có sự ổn định.

Nhược điểm của chỉ số P/B

  • Nếu nhà đầu tư chỉ dựa vào một chỉ số P/B để đánh giá cổ phiếu của một doanh nghiệp, tổ chức thì sẽ không thể có được những nhận định chuẩn xác nhất.
  • Chỉ số P/B chỉ tính toán và đánh giá những giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà những giá trị tài sản vô hình như tài sản về trí tuệ, phát minh sáng chế hay thương hiệu… đều sẽ không được tính đến. Trên thực tế, chính những giá trị tài sản vô hình này mới chính là yếu tố quan trọng nhất giúp doanh nghiệp, công ty phát triển và tăng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp.

Chỉ số nào cũng sẽ có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Chính vì vậy mà để có được những quyết định chuẩn xác nhất về giá trị của cổ phiếu bạn sẽ phải sử dụng nhiều chỉ số, nhiều kênh thông tin khác nhau.

Chỉ số P/B cao hay thấp mới là tốt?

Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?
Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?

Rất nhiều những nhà đầu tư khi tham khảo chỉ số P/B thường phân vân không biết chỉ số P/B thấp hay cao mới là tốt. Sau khi tính toán được chỉ số P/B thì việc phân tích chỉ số để có được đánh giá về giá trị cổ phiếu mới là điều quan trọng. Trên thực tế không phải nhà đầu tư nào cũng có thể phân tích chuẩn xác được chỉ số P/B. Vậy chỉ số P/B cao hay thấp mới là tốt và giúp đánh giá được chuẩn xác giá trị cổ phiếu?

Theo các chuyên gia MoneyHub, chỉ số P/B càng cao sẽ càng tốt chính là đánh giá chuẩn cho những công ty, doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng lớn và khi đó cổ phiếu sẽ mang lại mức thu nhập bền vững. Còn những công ty, doanh nghiệp thiên về chất lượng thì chỉ số P/B không nhất thiết phải cao. Tùy vào từng tính chất của công ty, doanh nghiệp mà chỉ số P/B cao hoặc thấp mới là tốt.

Đối với những nhà đầu tư mới tham gia tìm hiểu và đầu tư chứng khoán thì nên lựa chọn những doanh nghiệp, công ty có chỉ số P/B nhỏ hơn 1.5. Lý do là bởi những công ty này sẽ giúp bạn có được sự đầu tư lý tưởng nhất và hạn chế tối đa rủi ro do biến động của thị trường. Thông thường những doanh nghiệp có chỉ số P/B thấp sẽ có khả năng ứng biến linh hoạt hơn khi gặp phải biến cố.

Cũng có những doanh nghiệp, công ty có chỉ số P/B cao nhưng tình hình kinh doanh không tốt, thường xuyên thua lỗ thì nhà đầu tư cũng không nên lựa chọn nếu chỉ dựa vào chỉ số P/B. Chính vì vậy mà khi hiểu được chỉ số P/B là gì, biết được những ưu nhược điểm của chỉ số P/B sẽ giúp bạn sử dụng chúng hiệu quả và linh hoạt hơn.

Xem chỉ số P/B của doanh nghiệp ở đâu?

Trong bối cảnh nền kinh tế phẳng như hiện nay thì nhà đầu tư không cần phải biết tính toán các chỉ số P/B một cách rập khuôn. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể tìm kiếm các chỉ số tài chính cơ bản như EPS, chỉ số P/E, chỉ số P/B… trên các website tài chính như Vietstock, CafeF.

Bên dưới là thông tin các chỉ số cơ bản của Vinamilk (Mã CK: VNM) mà chúng tôi lấy được trên trang Vietstock.

Xem chỉ số P/B của Vinamilk trên trang Vietstock
Xem chỉ số P/B của Vinamilk trên trang Vietstock

Nhà đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Rất mong là với những kiến thức mà mình chia sẻ có thể giúp được phần nào cho những nhà đầu tư mới.

Đăng ký
Notify of
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận