Có thể bạn bị nợ xấu vì bạn gặp khó khăn thật sự trong cuộc sống hoặc cũng có thể là bạn không thích trả nợ. Nhưng bất kể là vì lý do gì đi chăng nữa thì nếu bạn bị nợ xấu, bạn sẽ gặp khá nhiều rắc rối lớn trong cuộc sống của bạn.
Nội dung bài viết
Nợ xấu là gì?
Sẽ có rất nhiều cách để định nghĩa nợ xấu/nợ quá hạn tuy nhiên. Để dễ hiểu nhất thì nợ xấu là kết quả của việc bạn (cá nhân/tổ chức) đi vay tiền của một tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng này có thể là ngân hàng hoặc công ty tài chính. Bạn vay tại các tổ chức trên một số tiền mà không có tiền trả hoặc cố tình không trả thì bạn sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu. Cho dù đó là khoản vay tín chấp không thế chấp hoặc vay có thế chấp tài sản đảm bảo đi chăng nữa.
Các nhóm nợ khi mắc nợ xấu
Nợ xấu/nợ quá hạn sẽ có từng cấp bậc khác nhau để xem xét mức độ rủi ro của khách hàng, cũng như tạo sự công bằng khi khách hàng đi vay. Vì người nợ 11 ngày khác người nợ 90 ngày không trả, ranh giới chỉ tính bằng ngày. Cụ thể sẽ có các nhóm dưới đây:
Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Đừng lo lắng khi bạn bị liệt kê vào nợ nhóm 1 khi bạn vẫn thanh toán khoản vay đều đặn. Những ai ký vào hồ sơ vay và nhận tiền thì đều mang trong mình nhóm nợ này.
Nợ nhóm 1 hoàn toàn hợp pháp, chứng minh bạn thanh toán đầy đủ khoản vay tại các tổ chức tài chính. Nếu bạn đang mắc nợ nhóm 1, chúc mừng bạn đang có lịch sử tín dụng tốt.
Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý
Số lượng người mắc nợ nhóm 2 tại Việt Nam không hiếm. Bạn sẽ bị liệt kê vào nợ nhóm 2 khi bạn đóng trễ tiền vay quá 10 ngày trở lên và không quá 30 ngày.
Ví dụ: Trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng vay vốn, ngày thanh toán tiền hàng tháng của bạn là ngày 1 hàng tháng, thì bạn được phép (không khuyến khích) đóng trễ tiền vay đến không quá ngày 11. Nếu sang ngày 12 mà bạn chưa thanh toán tiền vay, bạn sẽ bị nhảy nhóm nợ từ nợ nhóm 1 sang nợ nhóm 2.
Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Đây là nhóm những người đóng trễ tiền vay từ 30 ngày đến 90 ngày. Thông thường, các khách hàng bị nhóm nợ này khi đi vay lại ở các tổ chức tài chính khác thì chuyên viên tín dụng khả năng từ chối hồ sơ vay của bạn là 99%.
Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ có khả năng mất vốn
Khách hàng vay trễ đóng tiền cho ngân hàng từ 90 ngày đến 180 ngày. Khi bạn mắc nhóm nợ này, ngân hàng đã tính đến phương án bắt đầu siết nợ và tịch thu tài sản của bạn.
Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Đây là nhóm nợ trên 180 ngày mà vẫn không thanh toán cho ngân hàng. Đối với các khoản vay tín chấp thì số lượng khách hàng ở nhóm nợ này nhiều nhất. Do bản chất không thế chấp tài sản đảm bảo, đối tượng khách hàng năng lực tài chính thấp cố tình chay ì không trả.
Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu của bản thân
Không phải chỉ có các tổ chức tài chính là ngân hàng vs công ty tài chính mới được quyền tra CIC (lịch sử tín dụng) của bạn trên cổng thông tin tín dụng quốc gia. Bản thân bạn cũng có thể tra được CIC của mình.
Thời gian cần thiết: 15 phút.
Để tra nợ xấu của mình, bạn làm các bước dưới đây:
- Tải ứng dụng CIC
Hiện ứng dụng này đã có mặt trên CH Play và App Store, đây là ứng dụng hoàn toàn chính chủ của cổng thông tin tín dụng quốc gia nên bạn hoàn toàn yên tâm.
- Đăng ký thông tin cá nhân
Đăng ký tài khoản trên ứng dụng này. Thông tin đăng ký phải là của bạn, giống như trên CMND của bạn.
- Xác minh tài khoản
Bạn sẽ nhận được mã xác minh có thể là gửi qua SMS, điện thoại hoặc email cá nhân.
- Tra cứu CIC
Sau khi xác minh tài khoản, bạn hoàn toàn có thể tra được CIC cá nhân của mình trên điện thoại.
Lưu ý:
- Chỉ tra được lịch sử tín dụng CIC của cá nhân, không tra được của tổ chức.
- Chỉ tra được thông tin của chính bạn, không thể tra được giùm người khác.
- Hoàn toàn miễn phí, không mất phí.
- Không thể tra chi tiết như ngân hàng, công ty tài chính có giấy phép hợp lệ.
Nếu nợ xấu sẽ mất đi những quyền lợi sau
Không thể vay thêm ở bất kỳ tổ chức tài chính nào khác
Lịch sử tín dụng của bạn sẽ được đồng bộ ở tất cả các ngân hàng thông qua CIC. Theo quy định, nếu bạn bị nợ xấu ngân hàng này, sẽ bị kéo theo nợ xấu ở ngân hàng khác nếu bạn có vay cùng lúc 2 ngân hàng.
Dĩ nhiên rồi, nếu bạn bị nợ xấu thì chẳng ngân hàng nào dám cho bạn vay cả. Bạn chỉ có thể vay được ở những tổ chức tài chính bất hợp pháp mà thôi. Nói cách khác là chỉ vay được các chổ cho vay nặng lãi mà thôi.
Bị thu hồi tài sản thế chấp
Nếu như khoản vay của bạn có thế chấp tài sản thì tài sản đó sẽ bị ngân hàng niêm phong. Để tiến hành các thủ tục phát mãi tài sản để ngân hàng thu hồi nợ.
Dĩ nhiên thiệt thòi cho bạn là tài sản thì cao mà giá phát mãi thì chẳng bao nhiêu. Tốt nhất, nếu cảm thấy gồng hết nổi về các khoản vay ngân hàng. Thì nên bán trước khi chúng bị ngân hàng siết nợ.
Bị làm phiền rất nhiều không thể làm gì khác
Bất kể là bạn vay tín chấp tại các công ty tài chính hay vay thế chấp tại ngân hàng. Nếu trễ hạn thôi cũng đã bị nhân viên ngân hàng gọi liên tục để réo nợ rồi. Huống chi là bạn nợ xấu dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Nếu lịch sự thì họ đòi nợ có văn hóa một chút, còn không thì bạn hơi bị nhức đầu với bộ phận thu hồi nợ đấy.
Làm sao để xoá nợ xấu trên hệ thống CIC
Có thể bạn tìm kiếm đâu đó trên Internet rằng có thể xoá được nợ xấu trên CIC. Tuy nhiên, xin chia buồn cùng với bạn là không tồn tại một cá nhân nào đứng ra đảm bảo xoá nợ xấu tức thì cho bạn được. Trừ khi bạn trả hết nợ tại nơi đang nợ, đợi thời gian ít nhất là 2 – 3 năm thì trên hệ thống mới xoá hoàn toàn lịch sử của bạn, đối với nợ nhóm 3,4,5.
Còn nợ nhóm 2 chỉ cần bạn thanh toán đủ là tầm 1,2 tháng là bạn sẽ về lại nợ nhóm 1. Một số ngân hàng hoàn toàn có thể châm chước cho bạn vay lại.
Các dịch vụ trên mạng thông thường họ sẽ đóng giả con dấu của tổ chức CIC, in ra cho bạn một bản báo cáo mới và đóng dấu vào. Tuy nhiên, khi bạn mang báo cáo CIC này đến các tổ chức tài chính họ không nhận và sẽ tự tra một bản CIC mới. Cho nên nếu có ý định qua mặt ngân hàng về CIC thì không khả thi.
Những nơi cho phép bạn vay khi mắc nợ xấu
Không phải đang mắc nợ xấu thì bạn hoàn toàn mất đi các cơ hội đòn bảy tài chính. Hiện nay, mình thấy một số đơn vị cho vay chấp nhận nợ xấu của bạn một cách hợp pháp và chính thống như:
Các câu hỏi liên quan đến nợ xấu
Đối với nợ nhóm 3,4,5 thì sau khi bạn trả hết nợ thì tầm 2-4 năm nợ xấu sẽ bị xoá trên CIC.
Có 5 nhóm nợ. Mỗi nhóm nợ sẽ có mức ngày trễ hạn thanh toán khác nhau. Xem chi tiết bên trên.
Không. Nếu trả hết nợ thì sẽ nhảy về nợ nhóm 1 sau 1,2 tháng. Tuy nhiên, trên CIC vẫn thể hiện lịch sử trong 2 năm gần nhất.
Phụ thuộc vào bạn nợ nhóm nào. Nếu nợ nhóm 1,2 thì các ngân hàng vẫn đồng ý cho vay. Còn nợ nhóm 3,4,5 thì đa số ngân hàng từ chối. Tuy nhiên, bạn có thể vay tại F88, Tima, Vietmoney…