Trái phiếu Chính phủ

Trái phiếu là gì? Những rủi ro sẽ gặp phải khi đầu tư trái phiếu

Có phải bạn đang mơ hồ và muốn tìm hiểu trái phiếu là gì? Nhiều người bắt đầu tham gia thị trường đầu tư tài chính còn mơ hồ giữa trái phiếu và cổ phiếu. Cũng như chưa hiểu hết được những rủi ro tiềm ẩn khi tham gia đầu tư trái phiếu.

Bài viết này, MoneyHub sẽ mô tả chi tiết nhất có thể cho những người mới đầu tư, người mơ hồ có thể hiểu rõ được bản chất của trái phiếu là gì. Trước khi xuống tiền để hạn chế những rủi ro khi đầu tư trái phiếu.

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu (trong tiếng Anh được gọi là Bonds) là một loại chứng khoán xác định nghĩa vụ nợ của người phát hành trái phiếu đối với những người nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu.

Người phát hành có thể là doanh nghiệp, kho bạc hoặc Chính phủ. Còn nhà đầu tư có thể là bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nào, thậm chí có thể là nhà nước.

Người phát hành bán trái phiếu nhằm mục đích huy động vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, còn người nắm giữ cổ phiếu nhằm muốn nhận được lại phần lợi tức từ doanh nghiệp như đã cam kết.

Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là gì?

Đặc điểm nổi bật của trái phiếu

  • Người nắm giữ trái phiếu không thể can thiệp cũng như có quyền biểu quyết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc người phát hành.
  • Thông thường, khi phát hành trái phiếu thì người phát hành trái phiếu sẽ cam kết phần lãi suất trước. Khi đó, người mua trái phiếu xem như đã biết được phần lợi nhuận khi đến hạn trái phiếu.
  • Khi đến hạn trái phiếu, doanh nghiệp phải hoàn trả lại phần vốn gốc và lãi như đã cam kết cho người nắm giữ.
  • Bất kể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thua lỗ thì nghĩa vụ trả nợ, trả lãi cũng bắt buộc phải thực hiện.
  • Bản chất của trái phiếu là chứng khoán nợ, do đó khi công ty tuyên bố phá sản thì trước tiên phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho trái chủ (tức người nắm giữ trái phiếu).
  • Người nắm giữ trái phiếu có thể thế chấp, cầm cố, chuyển nhượng hoặc thừa kế.

Xem thêm: Những kênh đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả nên thử năm 2021

Sự khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu

Trái phiếuCổ phiếu
Người giữ trái phiếu là chủ nợNgười giữ cổ phiếu là cổ đông góp vốn
Không có quyền biểu quyết đến hoạt động kinh doanh của nhà phát hànhCó quyền biểu quyết đến hoạt động kinh doanh của nhà phát hành
Được hưởng lợi tức bất kể hiệu quả hoạt động kinh doanh như thế nàoChỉ được hưởng lợi tức khi doanh nghiệp làm ăn có lãi
Có thời hạn nhất địnhKhông có thời hạn, gắn liền với doanh nghiệp
Có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu (nếu có thoả thuận trước)Không có quyền chuyển đổi thành trái phiếu
Vốn gốc được bảo toàn khi đến hạnVốn gốc có thể bị ảnh hưởng lên hoặc xuống
Sự khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu

Phân loại trái phiếu

Trái phiếu cũng có rất nhiều loại khác nhau, để phân biệt được các loại trái phiếu thì người ta phân loại theo 5 nhóm dưới đây:

Trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp

Phân loại trái phiếu theo người phát hành

  • Trái phiếu doanh nghiệp: Là loại trái phiếu do doanh nghiệp phát hành nhằm mục đích huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Trái phiếu chính phủ: Là loại trái phiếu do chính phủ phát hành. Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân để phục vụ các nhu cầu chi tiêu. Đây được coi là loại trái phiếu có độ rủi ro thấp nhất trong các loại trái phiếu.
  • Trái phiếu do tổ chức tài chính/ngân hàng phát hành: Cũng giống như các loại trái phiếu của doanh nghiệp, đây cũng là một phương thức huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân. Đương nhiên là lãi suất sẽ cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm thông thường. Các trái phiếu thông thường được săn đón rất nhiều như Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, VPBank…

Phân loại trái phiếu theo lợi tức

  • Trái phiếu có lãi suất cố định: Đây là loại trái phiếu thông dụng nhất. Khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp chỉ cần nêu ra cam kết mức lãi suất cụ thể. Ví dụ như lãi suất 10%/năm chẳng hạn.
  • Trái phiếu có lãi suất biển đổi: Hay còn gọi là lãi suất thả nổi. Ở đây doanh nghiệp sẽ huy động muốn lãi suất sẽ phụ thuộc phần lớn vào một giá trị tham chiếu nào đó. Ví dụ như lãi suất sẽ bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng của ngân hàng X + 1%/năm.
  • Trái phiếu có lãi suất bằng 0: Nghe có vẻ lạ nhưng hoàn toàn có thật. Tức khi trái phiếu đến hạn thanh toán thì nhà đầu tư không nhận được bất kỳ khoản tiền lãi nào. Nhưng bù lại, khi mua thì nhà đầu tư sẽ được mua mức giá rẻ hơn so với mệnh giá thực trên trái phiếu.

Phân loại trái phiếu theo mức độ đảm bảo

  • Trái phiếu có tài sản đảm bảo: Doanh nghiệp phát hành sẽ thế chấp một tài sản nào đó để bảo lãnh cho những trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành.

Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có khả năng trả lãi như đã cam kết trên trái phiếu thì những trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) có thể thanh lý tài sản này để thu hồi vốn, lãi.

Tài sản đảm bảo này có thể là bất động sản hoặc các chứng khoán có giá trị khác mà doanh nghiệp này đang sở hữu.

Mình thấy rất ít khi có sự xuất hiện của loại trái phiếu này vì nếu có tài sản đảm bảo thì họ đã đi cầm cố ngân hàng để được ưu đãi lãi suất hơn. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc là không tồn lại loại trái phiếu này trên thị trường các bạn nhé.

  • Trái phiếu không có tài sản đảm bảo: Loại trái phiếu này bạn sẽ thường được gặp hơn. Các trái phiếu được phát hành ra kể cả từ doanh nghiệp, tổ chức tài chính ngân hàng, chính phủ phát hành đều không cần cầm cố tài sản để bảo lãnh cho trái phiếu này.

Lúc này, nhà đầu tư mua trái phiếu cần quan tâm nhiều hơn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhiều hơn tài sản cầm cố. 

Phân loại trái phiếu theo hình thức trái phiếu

  • Trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu mà trên đó không ghi thông tin của người mua.
  • Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu mà trên đó có ghi thông tin của người mua đồng thời thông tin được lưu trong sổ sách của doanh nghiệp phát hành.

Phân loại trái phiếu theo tính chất trái phiếu

Nếu bạn là một tín đồ của chương trình kêu gọi vốn Shark Tank thì bạn sẽ gặp rất nhiều trường hợp các Shark đưa các lời đề nghị với các Startup liên quan đến cách phân loại trái phiếu này:

  • Trái phiểu chuyển đổi: Là loại trái phiếu mà người nắm giữ trái phiếu được phép chuyển đổi sang cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành. Số lượng chuyển đổi, thời gian chuyển đổi sẽ được quy định sẵn khi phát hành trái phiếu.
  • Trái phiếu có thể mua lại: Là loại trái phiếu cho phép doanh nghiệp phát hành quyền mua lại trái phiếu trước thời hạn của trái phiếu.
  • Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu cho phép người nắm giữ trái phiếu có thêm quyền được mua các cổ phiểu của doanh nghiệp đó. Đương nhiên là số lượng mua là bao nhiêu, mua vào lúc nào đều được thoả thuận trước.

Những rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư trái phiếu

Trái phiếu ngân hàng
Trái phiếu ngân hàng

1. Rủi ro về lãi suất

Để dễ hình dung cho việc lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến giá trị trái phiếu thì bạn tham khảo ví dụ dưới đây:

Bạn đang sở hữu trái phiếu X với mức lãi suất cam kết là 7%/năm. Khi gần đến hạn của trái phiếu thì có một trái phiếu khác là Y đang được chào bán với lãi suất 9%/năm. Lúc này có phải bạn và các nhà đầu tư khác đang nhắm đến trái phiếu Y. Mong muốn bán X để sở hữu Y làm cho giá trị của X đi xuống, điều này đồng nghĩa sẽ bán lại trái phiếu thấp hơn mệnh giá.

2. Rủi ro về tính thanh khoản của trái phiếu

Một doanh nghiệp lúc chào bán trái phiếu ra thị trường thì đang hoạt động rất tốt, các nhà đầu tư đổ xô đi mua trái phiếu của doanh nghiệp này. Nếu như đến một thời điểm nào đó, trước khi trái phiếu hết hạn thì doanh nghiệp xảy ra sự cố trong kinh doanh. 

Tâm lý nhà đầu tư bắt đầu lo sợ công ty có khả năng vỡ nợ, đặc biệt rất nghiêm trọng với các loại trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Lúc này, bạn muốn bán trái phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ rất ít nhà đầu tư khác quan tâm.

3. Rủi ro về lạm phát

Có thể khả năng xảy ra là rất khó trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần ổn định. Tuy nhiên, đại dịch Covid19 đã biến điều không thể thành có thể khi đẩy nền kinh tế của các quốc gia chao đảo. Việt Nam may mắn chỉ là một hiện tượng không bị ảnh hưởng nhiều.

Tuy nhiên, giả sử lạm phát xảy ra đi thì trái phiếu với mức lãi suất cố định là điều kinh khủng đối với các nhà đầu tư. Khi bạn mua doanh nghiệp cam kết lãi suất 6%/năm nhưng khi xảy ra lạm phát con số 6% đó không có nghĩa lý gì cả.

Ngoài ra còn các loại rủi ro khác nữa như rủi ro xếp hạng, rủi ro tín dụng, rủi ro tái đầu tư…

Làm sao để hạn chế rủi ro khi đầu tư trái phiếu

Lợi tức trái phiếu khá cao so với tiền gửi tiết kiệm
Lợi tức trái phiếu khá cao so với tiền gửi tiết kiệm
  1. Doanh nghiệp phát hành có lịch sử lâu đời và kết quả hoạt động kinh doanh tốt không? Trước khi bắt đầu tham gia đầu tư trái phiếu điều đầu tiên bạn cần phải làm là xem kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần nhất.
  2. Công ty huy động vốn từ trái phiếu để làm gì? Có thể các chủ nợ trái phiếu không có quyền can thiệp việc sử dụng vốn nhưng tìm hiểu thông tin thì cần phải biết. Hãy xem tiền đi đâu để xem tổng thể dòng tiền như thế nào.
  3. Nên cọn các doanh nghiệp đầu ngành: Mỗi một ngành khác nhau sẽ có những doanh nghiệp đầu ngành khác nhau. Những doanh nghiệp đầu ngành phần lớn đã chứng minh được tiềm lực của họ bằng thứ hạng.
  4. Đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp cũng cần phải xem xét đến: Một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi người lãnh đạo có tài giỏi hay không.
  5. Đừng để những con số làm mờ mắt: Trong kinh doanh trái phiếu, lãi suất cao không phải là tất cả. Lãi suất cao đồng nghĩa rủi ro cao hơn, tiềm ẩn trong đó cũng có thể là cơ hội.

Câu hỏi thường gặp về trái phiếu

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một chứng khoán nhằm xác định nợ của doanh nghiệp với người năm giữ trái phiếu. Người phát hành có nghĩa vụ trả lợi tức như đã cam kết khi đến hạn trái phiếu.

Ai là người phát hành trái phiếu?

Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp, kho bạc, tổ chức tài chính, ngân hàng, chính phủ.

Đầu tư trái phiếu có khả năng mất vốn không?

Có. Mặc dù khi doanh nghiệp phát sản thì người nắm giữ trái phiếu được ưu tiên trả nợ trước nhưng nếu doanh nghiệp này hoàn toàn vỡ nợ thì khả năng bạn mất vốn là hoàn toàn có thể xảy ra.

Mua trái phiếu ở đâu uy tín?

Bạn có thể tìm mua trái phiếu ở các sàn giao dịch uy tín như SSI, TCBS, HSC…

Nhà đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Rất mong là với những kiến thức mà mình chia sẻ có thể giúp được phần nào cho những nhà đầu tư mới.

Đăng ký
Notify of
guest

0 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Nhiều bình chọn nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận