Nền kinh tế Trung Quốc có suy thoái không?

Liệu Trung Quốc có rơi vào khủng hoảng tài chính?

Trung Quốc chấp nhận đánh đổi mất cân bằng chính sách tài khóa và tài chính dẫn đến nợ công cao, thâm hụt ngân sách lớn. Việc này đã đưa quốc gia này rơi vào tình thế chưa từng có trong lịch sử. Vậy liệu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có khả năng rơi vào khủng hoảng hay không?

1. Gánh nặng từ nợ của chính quyền địa phương

Hệ thống ngân hàng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bong bóng bất động sản đang xì hơi, chính quyền thì đang vật lộn để trả nợ.

Đúng như thông thường thì Trung Quốc không có gì phải lo lắng cả khi mà chủ nợ của các doanh nghiệp phần lớn là đến từ trong nước. Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc đang hậu thuẫn cho hệ thống tài chính của mình.

Nhưng mọi chuyện đã dần xoay chiều theo hướng mà họ không mong muốn bởi:

  • Mặc dù báo cáo rằng mức tăng trưởng kinh tế mạnh hơn dự báo là 4,9% trong quý 3. Nhưng theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng mức tăng trưởng trung bình của TQ trong 4 năm tới chỉ ở mức 4%/năm. Điều này có nghĩa rằng Trung Quốc đang khó khăn trong việc giải quyết bài toán nợ nần của mình. Câu chuyện tăng trưởng 10% vào một thập kỷ trước đã là dĩ vãng.

  • IMF cũng dự báo thâm hụt ngân sách chính phủ từ 7,1% trong năm nay lên 7,8% vào năm 2028. Lưu ý rằng, trên thế giới chỉ có Mỹ là có mức thâm hụt ngân sách lớn như vậy.

  • Còn một vấn đề nữa là nợ lại không nằm ở chính quyền trung ương mà nợ nằm ở chính quyền địa phương. Nguyên do là chính quyền địa phương thực hiện vay vốn thông qua các công ty tài chính (LGFV). Các khoản nợ này tương đương 45% GDP, nếu tính thêm nợ công của TQ thì con số này lên đến 149% GDP vào năm 2027.

Nguồn thu từ việc bán đất tại chính quyền địa phương đang thâm hụt, 8 tháng đầu năm 2023 đã giảm 19,6% so với năm ngoái.

2. Ngân hàng không có nguồn vốn đầy đủ

IMF giả sử tăng trưởng của TQ chỉ đạt 1% thay vì 5% trong vòng 3 năm tới, bất động sản thì sụt giảm. Thì kết quả cho ra tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng Trung Quốc sẽ giảm mạnh từ mức 11% năm ngoái xuống còn 7,1% vào năm 2025, mức tồi tệ nhất so với bất kỳ khu vực nào.

Còn theo báo cáo của S&P Global, nếu khủng hoảng nợ của chính quyền địa phương xảy ra thì các ngân hàng khu vực ở TQ sẽ thiếu hụt 2,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 301 tỷ USD).

Nếu như trung ương bị thiếu hụt vốn, chính quyền địa phương cũng phải cắt giảm đầu tư cho hạ tầng. Điều này làm cho thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm hơn nữa.

3. Rủi ro ỷ lại

Có một sự thật là các nhà phát triển bất động sản và chính quyền địa phương đang ỷ lại rằng họ đang được chính quyền trung ương đảm bảo.

Và nếu như chính quyền trung ương không phải đều đảm bảo cho toàn bộ các tài sản mà chỉ đảm bảo ngầm cho một vài loại tài sản nhất định. Chăng hạn như các ngân hàng nhỏ, khoản vay thế chấp tại ngân hàng địa phương… nói chung là không phải các tài sản cốt lõi. Lúc đó sẽ dẫn đến sự hoài nghi và vấn đề xảy ra chính từ bên trong Trung Quốc.

Hệ thống tài chính của Trung Quốc vẫn rất khổng lồ, nhưng nếu nó bắt đầu lung lay thì gợn sóng chắc chắn sẽ được cảm nhận từ bên ngoài.

Nhà đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Rất mong là với những kiến thức mà mình chia sẻ có thể giúp được phần nào cho những nhà đầu tư mới.

Đăng ký
Notify of
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận