Kể từ năm 2016 đến nay, thị trường tiền điện tử (Crypto) trỗi dậy đang làm lung lay vị thế của đồng tiền pháp định FIAT. Vậy tiền pháp định FIAT là gì, nó có giá trị gì trong cuộc sống thực và có dễ dàng để bị thay thế bởi Bitcoin hay không mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- 1 Tiền pháp định (FIAT) là gì?
- 2 Lịch sử phát triển của tiền FIAT
- 3 Cách thức hoạt động của tiền pháp định
- 4 So sánh FIAT vs Bảng vị vàng
- 5 So sánh FIAT vs Crypto
- 6 So sánh FIAT với tiền trong Ví điện tử
- 7 Ưu và nhược điểm của tiền pháp định FIAT
- 8 Sự sụp đổ của các đồng tiền FIAT thời hiện đại
- 9 Liệu FIAT có bị thay thế bởi Crypto hay không?
- 10 Có thể dùng tiền pháp định FIAT để mua Crypto được không?
- 11 Một số thuật ngữ khác liên quan đến FIAT
Tiền pháp định (FIAT) là gì?
FIAT là đồng tiền pháp định của một quốc gia, là đồng tiền được phát hành và bảo hộ bởi chính phủ của quốc gia đó. Nhằm mục đưa vào lưu thông làm trung gian để trao đổi hàng hoá với nhau. Bất kỳ một quốc gia nào cũng có một đồng tiền pháp định FIAT riêng.
Ví dụ như Việt Nam có đồng tiền pháp định là Việt Nam Đồng (VND); Mỹ có đồng tiền pháp định là USD; Anh có đồng tiền pháp định là Bảng Anh (GBP); Thái Lan có đồng tiền pháp định là Đồng Bạc Thái (THB)…
Đồng Euro vẫn được coi là một đồng tiền pháp định, thay vì nó được bảo hộ bởi một quốc gia thì nó được bảo hộ bởi liên minh các quốc gia, cụ thể là EU. Mặc dù Brexit đã xảy ra ở EU nhưng đồng EURO vẫn còn giá trị của nó.
Lịch sử phát triển của tiền FIAT
Trong lịch sử có ghi lại, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên sử dụng đồng tiền pháp định FIAT trong lưu thông. Ban đầu, vào thế kỷ 11, ở tỉnh Tứ Xuyên người ta đã biết dùng tiền giấy để mua bán trao đổi nhung lụa, vàng và bạc.
Đến Thế kỷ 13, Kublai Khan (Hốt Tất Liệt) lên nắm quyền và quyết định dùng tiền giấy làm đồng tiền chính trong lưu thông, mua bán và trao đổi hàng hoá. Nhiều nhà sử học cho rằng việc sử dụng tiền pháp định quá sớm cộng với chưa có kiến thức trong cách vận hành đồng tiền này đã khiến đế chế Mông Cổ sụp đổ.
Đến Thế kỷ 17, tại châu Âu cũng bắt đầu có vài quốc gia bắt đầu sử dụng đồng tiền pháp định thay cho Vàng. Trong đó, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và Hà Lan là 3 quốc gia đầu tiên áp dụng tiền pháp định. Tuy nhiên, Thuỵ Điển đã thất bại trong việc phổ biến đồng tiền này và quay trở lại sử dụng Bảng vị bạc để lưu thông.
Đến Thế kỷ 19, Mỹ và các thuộc địa của Mỹ đã bắt đầu áp dụng đồng tiền pháp định làm đồng tiền trung gian thanh toán bên cạnh Vàng. Nhưng vẫn còn một số hạn chế do kết quả mang lại chưa thật sự ấn tượng. Việc đó kéo dài đến thế kỷ 20 năm 1933 thì chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố chấm dứt việc đổi tiền giấy lấy Vàng.
Vào năm 1972 dưới thời Tổng thống Nixon ông đã tuyên bố bỏ chế độ Bảng vị Vàng và tiền giấy pháp định là đồng tiền chính của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Lúc này, các quốc gia khác mới bắt đầu thay thế và lan toả ra toàn cầu bằng sử dụng tiền pháp định.
Cách thức hoạt động của tiền pháp định
1. Điều gì tạo nên giá trị của tiền pháp định?
Lúc còn tồn tại chế độ Bảng vị Vàng, giá trị của tiền giấy nằm ở việc có thể đổi sang Vàng bất kỳ lúc nào mà người sở hữu tiền giấy muốn. Tuy nhiên, khi bảng vị Vàng sụp đổ thì giá trị của tiền pháp định FIAT được dựa trên quyền lực của mỗi quốc gia. Và chính phủ là người điều phối số lượng tiền được in dựa trên hàng hoá đang lưu thông trên thị trường.
Tiền pháp định có giá trị khi và chỉ khi nó còn có thể quy đổi sang hàng hoá được. Một khi lạm phát tăng cao, tiền pháp định không thể mua được hàng hoá hoặc phải cần rất nhiều tiền để mua được một món hàng nhỏ thì lúc đó tiền pháp định sẽ sụp đổ.
2. Tiền pháp định được sử dụng ở đâu?
Tiền pháp định được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bạn có thể dùng tiền pháp định của quốc gia này để đổi sang tiền pháp định của quốc gia mà muốn chi tiêu. Tiền pháp định có thể là tiền giấy, tiền xu, khoản vay tín dụng và các loại tài sản có giá trị khác.
Tuy nhiên, tiền pháp định được sử dụng nhiều nhất ở quốc gia mà nó được phát hành. Trong đó, đồng tiền USD của Hoa Kỳ là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trên toàn cầu bởi sự uy tín đến từ quốc gia này.
So sánh FIAT vs Bảng vị vàng
Tiền FIAT có nhiều ưu điểm nổi bật hơn Bảng vị Vàng. Vì lượng tiền bơm ra thị trường không phụ thuộc vào số lượng hữu hạn của Vàng hoặc các kim loại khác. Nhà nước có để điều phối tiền khi xảy ra một vài sự kiện kinh tế ảnh hưởng đến hệ thống tiền tệ.
Tiền pháp định cho thấy được sự linh hoạt rất lớn trong việc kiểm soát nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phản đối việc sử dụng tiền không được đảm bảo bằng hàng hoá sẽ gây ra sự xáo trộn và cung vượt quá nhu cầu của thị trường.
Trong lịch sử đã chứng minh rằng: Cái gì tiến bộ thì tồn tại đó là lý do tại sao Bảng vị Vàng sụp đổ.
So sánh FIAT vs Crypto
Crypto là một dạng đồng tiền được mã hoá dựa trên công nghệ blockchain, trong đó bổi bật nhất vẫn là Bitcoin. Ưu điểm của đồng tiền này là sự phi tập trung. Những người ủng hộ đồng tiền kỹ thuật số cho rằng tiền tệ không nên được kiểm soát bởi một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó vì nó rất dễ bị thao túng.
Các nhà ủng hộ crypto cố gắng tạo nên một nền kinh tế phi tập trung (Defi) dựa trên blockchain, được mã hoá dựa trên các hợp đồng thông minh (Smart Contract). Nơi mà mọi thứ được minh bạch và rõ ràng không bị can thiệp bởi yếu tố cảm xúc của con người.
Tiền Fiat thì không có giới hạn về nguồn cung khi chính phủ có thể in thêm bất kỳ lúc nào. Còn tiền mã hoá thì số lượng có giới hạn. Người sở hữu tiền mã hoá có thể ẩn danh trên thị trường giao dịch. Đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của crypto khi nhiều tội phạm phi pháp đang lợi dụng để rửa tiền.
So sánh FIAT với tiền trong Ví điện tử
Ví điện tử mình đang muốn nói đến ở đây là MoMo, ZaloPay, ShopeePay, ViettelPay… Thật chất tiền trong ví điện tử là một dạng hình thái khác của tiền pháp định. Vì tỷ lệ quy đổi trong ví điện tử được quy đổi theo tỷ lệ 1:1 so với tiền pháp định và được pháp luật quốc gia đó bảo hộ.
Không chỉ riêng ví điện tử mà tiền trong tài khoản ngân hàng, khoản tín dụng như khoản vay, thẻ tín dụng, trái phiếu là một dạng hình thái của tiền pháp định FIAT mà thôi.
Ưu và nhược điểm của tiền pháp định FIAT
Ưu điểm
- Không khan hiếm như Vàng khi mà có thể in thêm bất kỳ lúc nào thị trường cần.
- Chi phí để tạo ra tiền giấy pháp định rẻ hơn so với tiền dựa trên vàng hoặc hàng hoá trung gian khác.
- Giao thương quốc tế được dễ dàng khi có thể chuyển đổi linh hoạt giữa các đồng ngoại tệ với nhau.
- Chính phủ có thể linh hoạt in thêm khi có sự kiện kinh tế khẩn cấp, đồng thời kiểm soát được nền kinh tế thông qua tiền pháp định.
Nhược điểm
- Tiền pháp định không có giá trị nội tại. Giá trị của tiền pháp định chỉ dựa trên quyền lực của nhà nước. Một khi Chính phủ sụp đổ thì tiền pháp định sẽ sụp đổ theo. Không thể đổi sang hàng hoá khác được.
- Rủi ro khi không kiểm soát được thị trường. Lịch sử đã cho thấy nhiều quốc gia đã sụp đổ so không kiểm soát được thị trường bằng tiền pháp định vì đòi hỏi một chuyên gia có kiến thức sâu rộng.
- Tính tập trung vào một số bộ phận quản lý khiến đồng tiền này không trở nên minh bạch và bị can thiệp bởi yếu tố con người.
Sự sụp đổ của các đồng tiền FIAT thời hiện đại
Đồng Đô la Zimbabwe
Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009 là giai đoạn cực kỳ tồi tệ đối với Zimbabwe. Khi mà tình trạng lạm phát diễn ra đến mức báo động, thậm chí có lúc tỷ lệ lạm phát là 50% /tháng. Tình trạng thất nghiệp lên đến 80%, hệ thống y tế, giáo dục sụp đổ theo.
Bắt buộc quốc gia này tung ra đồng tiền mệnh giá 100 tỷ đô Zimbabwe để thuận tiện trong giao thương. Và xuất hiện nhiều “tỷ phú” nghèo rớt mồng tơi. Để thấy được tình trạng lạm phát lớn cỡ nào bạn có thể xem vật giá các mặt hàng cơ bản dưới đây:
Hàng hoá | Giá |
---|---|
01 ổ bánh mì | 30.000 tỷ |
03 quả trứng gà | 100 tỷ |
01 chai dầu ăn | 5 tỷ |
01 lon coca-cola | 20 triệu |
01 cuộn giấy vệ sinh | 5 triệu |
Đồng Bolivar của Venezuela
Thời kỳ siêu lạm phát của quốc gia hoa hậu này diễn ra trong giai đoạn 2014 – 2017. Tỷ lệ lạm phát lên đến 4.000% năm 2017, lạm phát 1,7 triệu % năm 2018. Con số lạm phát lớn đến nổi chính phủ Venezuela không công khai con số lạm phát nữa.
Nhiều người lao động thay vì đi làm họ chọn chơi game để kiếm vật phẩm, sau đó từ vật phẩm để bán đổi lấy USD cho các cộng đồng người chơi quốc tế. Việc chơi game khiến họ kiếm nhiều tiền hơn so với đi làm văn phòng.
Đến tháng 8 năm 2018, chính phủ Venezuela tung ra đồng tiền Bolivar mới, có tỷ lệ quy đổi 1 Bolivar mới bằng 100.000 Bolivar cũ để hạn chế lạm phát.
Liệu FIAT có bị thay thế bởi Crypto hay không?
Thật khó để nói trước được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, tuy nhiên thời điểm hiện tại thì crypto đang tồn tại song song bên cạnh đồng tiền pháp định. Hiện tại chúng bổ trợ cho nhau trong lưu thông, người ta mua crypto đầu cơ kiếm lợi nhuận, từ crypto quy đổi sang tiền pháp định để mua sắm hàng hoá. Nhiều người vẫn xem crypto là một kênh đầu tư thay vì xem nó là một đồng tiền mới trong tương lai.
Rất khỏ để FIAT bị thay thế hoàn toàn vì nó ảnh hưởng đến chế độ của một quốc gia, không kiểm soát được tiền tệ nếu phi tập trung nó sẽ rất dễ khiến xã hội rơi vào bất ổn.
Có thể dùng tiền pháp định FIAT để mua Crypto được không?
Mặc dù bạn không thể mua chúng một cách chính thống nhưng bạn vẫn có thể mua bằng nhiều cách khác nhau. Hiện nay, bạn có thể mua thông qua các nền tảng giao dịch P2P hoặc các sàn giao dịch tiền ảo để quy đổi từ FIAT sang crypto. Ví dụ như:
Remitano
Đây là nền tảng giao dịch tiền mã hoá P2P lớn nhất tại Việt Nam. Remitano giống như một các chợ giao thương, bạn có thể mua và bán crypto với người khác.
Binance
Binance là một sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất trên thế giới. Tại Binance mình thấy có một tính năng rất hay là bạn có thể mua Bitcoin, ETH và nhiều loại tiền ảo khác bằng thẻ tín dụng. Hoặc thẻ thanh toán quốc tế mang thương hiệu Visa/Mastercard.
Bạn có thể tìm thấy tính năng này ở màn hình chính của ứng dụng Binance ngay sau khi đăng nhập.
Một số thuật ngữ khác liên quan đến FIAT
Là một loại ví dùng để lưu trữ các đồng tiền có thể là cả tiền mã hoá để dùng giao dịch với người khác. Thuật ngữ này dùng trong ứng dụng Binance.
Sàn Fiat là một sàn giao dịch cho phép bạn có thể giao dịch các đồng tiền qua lại lẫn nhau với người khác. Thuật ngữ này cũng dùng nhiều trong giới tiền ảo hơn là thực tế.
Cảm ơn MoneyHub ạ, bài viết phân tích chuyên sâu không chỉ dừng lại ở khái niệm FIAT là gì không thôi. Đặc biệt còn so sánh thực tế với tiền điện tử nữa.
Động lực để team MoneyHub làm việc liên tục là đây chứ đâu. Cảm ơn bạn nhiều nha.