Định chế tài chính là gì

Định chế tài chính là gì? Các mô hình định chế tài chính hiện nay

Bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào nếu tiến hành kinh doanh các loại hình như thuê mua tài chính, cho vay, kinh doanh ngoại đối, tiền tệ, chứng khoán… chắc chắn sẽ phải hiểu được định chế tài chính là gì. Chính vì vậy  mà việc biết được định chế tài chính và những loại định chế tài chính phổ biến hiện nay chắc chắn sẽ giúp bạn có được một hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn, đúng luật.

Định chế tài chính là gì?

Định chế tài chính trong tiếng Anh được gọi là Financial Institutions. Theo đó, định chế tài chính sẽ xuất hiện trong bất kỳ doanh nghiệp nào tiến hành kinh doanh các hoạt động liên quan đến tài chính như thuê mua tài chính, cho vay, nhận tiền gửi, phát hành và quản lý các phương tiện thanh toán, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán chuyển nhượng, quản lý danh mục đầu tư của cá nhân và tập thể, tham gia phát hành chứng khoán, đầu tư và quản lý vốn hoặc tiền đại diện cho tập thể hoặc cá nhân, bảo hiểm nhân thọ… hoặc các hoạt động liên quan đến đổi tiền.

Những doanh nghiệp khi có liên quan đến những hoạt động này sẽ đều phải nắm được định chế tài chính. Dựa vào định chế tài chính sẽ giúp các nhà đầu tư, các cá nhân, các doanh nghiệp, những người cần vốn, những người có vốn sẽ kết nối với nhau. Chính vì vậy mà định chế tài chính chính là chỉ những định chế (thể chế, tổ chức) mà hoạt động chủ yếu chính là việc trung gian chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay. Ví dụ như bạn là người đi vay và ngân hàng chính là người cho vay.

Có thể thấy, khái niệm về định chế tài chính là gì chắc chắn sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư liên quan đến tài chính. Khi càng hiểu rõ được những kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực, ngành nghề hoạt động sẽ giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư có được kế hoạch kinh doanh và có được những tệp khách hàng phù hợp nhất.

Định chế tài chính có vai trò gì đối với nền kinh tế?

Những tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực tài chính đều sẽ có những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà. Chính vì vậy mà việc biết được định chế tài chính là gì sẽ giúp bạn thấy được chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Theo đó bạn có thể thấy, định chế tài chính đóng góp vai trò quan trọng như sau:

  • Sự xuất hiện của định chế tài chính chắc chắn sẽ giúp kiểm soát tốt hơn nguồn cung tiền trên thị trường. Từ đó sẽ giúp việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng nhất của người tiêu dùng.
  • Định chế tài chính sẽ hoạt động như một kênh/người trung gian giữa thị trường nợ và thị trường vốn. Định chế tài chính cũng sẽ chịu trách nghiệm chuyển quỹ đầu tư đến doanh nghiệp từ nhà đầu tư. Chính vì vậy mà chủ thể này có vai trò vô cùng quan trọng bởi chúng đang trực tiếp kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế.
  • Định chế tài chính sẽ giúp giảm tiểu tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch. Nhờ có định chế tài chính mà có rất nhiều bộ phận của hệ thống tài chính sẽ giúp những người đầu tư có thể tiết kiệm cũng như giảm thiểu được các chi phí thực hiện giao dịch, chi phí tìm kiếm, chi phí hiểu biết hay các chi phí do quy mô.
  • Sự xuất hiện của định chế tài chính còn giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Lý do là bởi, hiện nay định chế tài chính có rất nhiều loại hình khác nhau. Do vậy mà các nhà đầu tư sẽ có thể giảm thiểu được rủi ro bằng việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư. Định chế tài chính cũng sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí hay rủi ro do việc thiếu hiểu biết.
  • Cơ chế thanh toán sẽ được tạo lập bởi định chế tài chính: Có một số định chế tài chính sẽ chịu trách nhiệm cung cấp các phương tiện, phương thức thanh toán. Tiêu biểu trong đó chính là ngân hàng thương mại.
  • Nhờ có định chế tài chính mà sự phát triển của các phương thức thanh toán như thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp thị trường vận hành hiệu quả và nhanh chóng hơn, nhất là trong mùa dịch bệnh Covid-19.

Hiện nay, định chế tài chính đã trở thành một nền tảng đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới. Do vậy mà mỗi quốc gia sẽ đều cần có những chính sách, quy định riêng để các định chế tài chính hoạt động và phát triển hiệu quả hơn và mang đến nhiều sự thuận tiện cho người dùng.

Cách phân loại các định chế tài chính

Hiện nay, để phân loại các định chế tài chính tại Việt Nam cũng như trên thế giới thì người ta chia ra thành 2 loại: Định chế tài chính trung gian và Định chế tài chính bán trung gian.

Định chế tài chính trung gian

Định chế tài chính trung gian là các tổ chức tài chính đóng vai trò làm cầu nối cho các hoạt động của các hoạt động cung – cầu trên thế giới. Các tổ chức này đóng vai trò là một nhà đầu tư trung gian, giúp cho các hoạt động giao thương được diễn ra liên tục và dễ dàng hơn.

Cụ thể, các định chế tài chính trung gian quen thuộc như:

  • Tổ chức nhận tiền gửi: Ngân hàng thương mại, các hiệp hội cho vay, hiệp hội tín dụng, hợp tác xã tín dụng…
  • Tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: Công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp…
  • Tổ chức trung gian đầu tư: Công ty tài chính, quỹ đầu tư…

Định chế tài chính bán trung gian

Định chế tài chính bán trung gian là các tổ chức tài chính đứng giữa bên cung và bên cầu. Họ đóng vai trò là nhà môi giới giúp cho bên mua và bên bán có thể gặp nhau.

Định chế tài chính trung gian không tạo ra các tài sản tài chính mà chỉ thực hiện việc chuyển tài sản từ bên cung sang bên cầu. Một số mô hình phổ biến mà chúng ta thường gặp trên thị trường là ngân hàng đầu tư hoặc các công ty chứng khoán.

Các loại định chế tài chính phổ biến trên thế giới và Việt Nam

Các mô hình định chế tài chính hiện nay
Các mô hình định chế tài chính hiện nay

Những năm gần đây, Việt Nam liên tục mở cửa và hoà nhập giao thương với các nước lớn trên thế giới. Nên hầu hết các mô hình định chế tài chính phổ biến trên thế giới đều có mặt ở Việt Nam. Điển hình trong số đó, các bạn có thể gặp như sau:

1. Ngân hàng trung ương

Mỗi quốc gia đều có những ngân hàng trung ương, đây chính là một cơ quan, một tổ chức có trách nhiệm giám sát và quản lý tất cả những ngân hàng khác. Tại Việt Nam, ngân hàng trung ương chính là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tại Mỹ, ngân hàng trung ương chính là Ngân hàng Dự trữ Liên bang.

Trên thực tế, người dùng sẽ không thể tiếp xúc hay làm việc trực tiếp với ngân hàng trung ương mà chỉ có thể làm việc qua các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng nhỏ sẽ cung cấp cho bạn các dịch phù mà bạn có nhu cầu sử dụng.

2. Ngân hàng bán lẻ và ngân hàng thương mại

Các ngân hàng bán lẻ, ngân hàng thương mại sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho người dùng. Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sẽ làm việc trực tiếp với những ngân hàng thương mại, ngân hàng bán lẻ. Các ngân hàng bán lẻ, ngân hàng thương mại hiện nay đều cung cấp nhiều dịch vụ, sản phẩm như: Tư vấn tài chính, cho vay, cung cấp tài khoản tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, tài khoản séc, tiết kiệm, thẻ tín dụng, tài khoản vay cá nhân…

3. Liên hiệp tín dụng

Cũng tương tự như ngân hàng bán lẻ, nhưng Liên hiệp tín dụng chính chỉ phục vụ cụ thể một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Các tổ chức phục vụ các đối tượng theo đúng lĩnh vực là thành viên của tổ chức đó và vì lợi ích của các thành viên. Sản phẩm của liên hiệp tín dụng cũng giống sản phẩm của ngân hàng thương mại.

4. Hiệp hội cho vay và tiết kiệm

Hiệp hội cho vay và tiết kiệm sẽ bao gồm các tổ chức tài chính nắm giữ lẫn nhau. Họ sẽ cung cấp không quá 20% tổng số tiền cho vay dành cho các tổ chức thuộc danh mục cho vay.

5. Ngân hàng và các công ty đầu tư

Ngân hàng đầu tư chỉ là một kênh để giúp các doanh nghiệp, cá nhân hay Chính phủ huy động vốn thông qua các hoạt động phát hành chứng khoán. Công ty đầu tư sẽ giúp kéo quỹ từ nhà đầu tư để cung cấp quyền cho họ truy cập vào thị trường chứng khoán.

6. Công ty môi giới

Công ty môi giới chính là kênh trung gian giúp tổ chức hay các cá nhân trong việc bán hay mua chứng khoán với các nhà đầu tư có sẵn. Còn công ty bảo hiểm chính là tổ chức tài chính để giúp các cá nhân được bảo vệ trong tình huống rủi ro bị thiệt hại hay mất mát.

7. Công ty bảo hiểm

Các tổ chức là công ty bảo hiểm sẽ đóng vai trò làm giảm tối đa những mất mát, thiệt hại cho người sử dụng bảo hiểm. Cụ thể là những rủi ro thiệt hại về tiền bạc khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm như tai nạn con người và hư hỏng về tài sản.

Hiện nay có thể thấy, sự ra đời của các định chế tài chính đã giúp nền kinh tế có bước phát triển vượt trội. Do vậy bạn cần phải hiểu rõ được định chế tài chính là gì cũng như các loại định chế tài chính để có được những phương án lựa chọn và kinh doanh hợp lý, an toàn nhất.

Nhà đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Rất mong là với những kiến thức mà mình chia sẻ có thể giúp được phần nào cho những nhà đầu tư mới.

Đăng ký
Notify of
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận