4 lần sập mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam

4 lần sập mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam

Kể từ đầu năm 2022, mình chứng khiến khá nhiều nhà đầu tư hầu như mất tất cả mọi thứ. Từ nhà lầu, xe hơi, tài khoản vài chục tỷ bay mất chỉ trong vòng vài tháng. Người đầu tư nhiều thì mất nhiều, người đầu tư ít thì mất ít. Từ đại gia chứng khoán cho đến dân văn phòng ai cũng khóc ròng với thị trường này.

Tạm gác chuyện ngày hôm nay qua một bên, cùng mình lật lại lịch sử xem. Từ lúc thành lập cho đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua bao nhiêu lần sập mạnh khiến cho nhà đầu tư phải tan nhà nát cửa.

Năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008
Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008

Nhắc đến những lần đau thương trên thị trường thì không thể nào không nhắc đến cú sập mạnh nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ lúc thành lập cho đến nay. Chỉ số VNIndex giảm đến 80% từ tháng 03/2007 đến tháng 02/2009.

Trong cả năm 2008 thì hầu như mở phiên ra là thị trường đỏ, cứ như thế ròng rã suốt 2 năm trời đến đầu năm 2009 mới tìm thấy đáy của thị trường. Giai đoạn này hầu như nhà đầu tư mất trắng và không còn lại được gì.

Giai đoạn này gắn liền với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bắt đầu ở Mỹ trước rồi sau đó mới lan sang các nước khác trên toàn thế giới. Nguyên nhân sâu sa bắt nguồn từ bong bóng bất động sản cùng với hệ thống giám sát tài chính thiếu hoàn thiện của Mỹ.

Điều này đã dẫn đến sự đổ vỡ của hệ thống tài chính, ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. Tình trạng đói tín dụng diễn ra trên quy mô lớn. Đây được coi là cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại.

Năm 2018, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 2018
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung 2018

Trong nhiệm kỳ của Tống thống Mỹ Donald Trump (2017 – 2021), người ta nhắc nhiều đến cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nhiều hơn là những gì ông làm được cho nước Mỹ.

Ngày 22/03/2018, Mỹ ra thông báo đánh thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. 10 ngày sau đó, Trung Quốc đáp trả bằng việc áp thuế mới với 128 mặt hàng của Mỹ để trả đũa. Sau đó là hàng loạt động thái trả đũa qua lại lẫn nhau kéo dài cho đến tháng 05/2019.

Chỉ trong vòng 3 tháng, từ tháng 04/2018 đến 07/2018 thì chỉ số VNIndex giảm đến 27%. Thiệt hại gây ra cho nhà đầu tư chỉ vỏn vẹn trong 3 tháng của năm 2018, nhưng thị trường cứ mãi đi ngang khiến cho nhà đầu tư chán nản, không thể về bờ và quyết định bán hết rời bỏ thị trường.

Năm 2020, đại dịch Covid19 bùng phát

Chứng khoán Việt Nam giai đoạn Covid19
Chứng khoán Việt Nam giai đoạn Covid19

Thị trường vốn dĩ đi ngang sau cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung lại bị một cú gián đòn cực mạnh bởi đại dịch Covid19. Khởi nguồn đại dịch ở Trung Quốc, sau đó nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Tình trạng giao thương hầu như đình trệ trên toàn cầu, các quốc gia thì đua nhau phong tỏa để tránh dịch.

Thị trường chứng khoán Việt Nam bị thổi bay 35% chỉ trong vòng 2 tháng. Mở phiên là thị trường giảm kịch sàn không kịp bán, rồi lỗ quá không nỡ bán. Đến khi lỗ quá hết chịu nổi phải bán thì lại cắt phải ngay đáy của thị trường.

Sau khi đại dịch được kiểm soát nhờ có Vacine, chính phủ Việt Nam bơm tiền vào nền kinh tế để kích thích nhu cầu chi tiêu. Điều này tạo nên một dòng tiền cực kỳ rẻ xuất hiên trên thị trường, lãi suất huy động của ngân hàng chỉ ở đâu đó 5 – 6%/năm, lãi suất cho vay dao động ở mức 9 – 10%/năm.

Gửi tiết kiệm lãi suất quá thấp nên nhà đầu tư thay nhau đổ tiền vào các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán tạo nên 2 năm huy hoàng của giới đầu cơ. Trong giai đoạn từ tháng 04/2020 đến cuối năm 2021, hầu như bạn mua mã nào cũng thắng, cũng có lời nên nhà lầu xe hơi cũng từ đây mà ra.

Năm 2022, rủi ro lạm phát quy mô toàn cầu

Rủi ro lạm phát toàn thế giới 2022
Rủi ro lạm phát toàn thế giới 2022

Đầu năm 2022 đến nay, hầu như thị trường đã lấy lại tất cả mọi thứ đã ban phát trước đó cho nhà đầu tư khi chứng kiến chỉ số VNIndex giảm gần 40%.

Mở màn cho giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào thị trường gấu là sự kiện Nga tuyên bố mở một chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/02/2022. Ban đầu, ai cũng nghĩ Nga sẽ thực hiện một chiến dịch đánh nhanh thắng nhanh giống như những gì đã từng làm với bán đảo Crime (trước đây thuộc Ukraine).

Tuy nhiên, Nga lại cố tình kéo dài chiến dịch này để kéo các nước châu Âu bước vào mùa Đông lạnh giá. Khi mà châu Âu đang rất cần khí đốt từ Nga. Hành động này đã kéo giá dầu leo thang, châm ngòi cho những rủi ro về lạm phát diễn ra trên toàn cầu.

Để hạn chế lạm phát, FED nói riêng và Chính phủ các nước trên thế giới tiến hành tăng lãi suất để kéo dòng tiền quay trở lại hệ thống ngân hàng. Mục đích cuối cùng cũng để hạn chế chi tiêu, tránh lạm phát.

Tuy nhiên, nếu chỉ có những điều này thì chỉ số VNIndex không thể giảm đến 40%, đứng đầu trong danh sách giảm trên thế giới.

Hàng loạt nhân vật cộm cán trên thị trường chứng khoán bị bắt như Trịnh Văn Quyết, Đỗ Anh Dũng, Đỗ Thành Nhân… Đây đều là những người nổi tiếng trong việc thao túng thị trường chứng khoán đã lâu nhưng đến tận bây giời mới vào tù.

Chốt hạ lần cuối cho cú giảm giá cực mạnh của thị trường chứng khoán là việc tỷ phú Trương Mỹ Lan, người đứng sau Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu.

Thực tế mà nói thì trên thị trường các doanh nghiệp đều phát hành trái phiếu sai mục đích. Dó đó, doanh nghiệp phải tìm mọi cách để thu mua trái phiếu trước hạn tránh bị sờ gáy.

  • Ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi chạm ngưỡng 10%/năm.
  • Lãi suất cho vay lên đến 16%/năm.
  • Tình trạng siết room tín dụng của Ngân hàng nhà nước.
  • Doanh nghiệp hoặc là bán chứng khoán, bất động sản để thu mua lại trái phiếu trước hạn. Hoặc là chuyển hóa thành tiền để phục vụ hoạt động của công ty.

Chính vì những điều trên đã khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc đến 40%. Tuy nhiên, thiệt hại lần này là cực kỳ lớn vì nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính (giao dịch ký quỹ) cực kỳ lớn.

Nếu tính bằng công thức đơn giản lấy mức giảm chỉ số VNIndex x3 thì ra được mức thua lỗ của nhà đầu tư nếu sử dụng margin. Tức là hầu như mất đến 70 – 80% tài khoản, tiêu cực hơn nữa là cháy luôn tài khoản. Người may mắn không sử dụng đến vốn vay hoặc biết quản trị rủi ro thì cũng mất đến 30%, các quỹ đầu tư cũng thua lỗ từ 20  – 30% giai đoạn này.

Mình đã điểm qua các 4 lần thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh. Hy vọng các bạn có thể rút ra được các bài học từ các dữ liệu quá khứ để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Cùng nhìn lại chỉ số VNIndex từ lúc thành lập cho đến nay ở hình bên dưới nhé.

Toàn cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam
Toàn cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam

Nhà đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Rất mong là với những kiến thức mà mình chia sẻ có thể giúp được phần nào cho những nhà đầu tư mới.

Đăng ký
Notify of
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận